Chào mừng bạn đến với Công Ty TNHH Thương mại & Dịch vụ UT. Cùng vui mua sắm.

Quy trình thi công sơn nhà mà bạn cần biết

Đăng bởi CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG ÚY THỦY vào lúc 24/08/2018

Quy trình sơn là quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi sơn để đảm bảo chất lượng.

QUY TRÌNH SƠN
Quy trình sơn là quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi sơn để đảm bảo chất lượng.

1. Kiểm tra điều kiện môi trường
Tùy vào loại sơn có các tiêu chí kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên điều kiện chung nhất là :
-  Nhiệt độ môi trường, nhiệt độ bề mặt 
-  Độ ẩm không khí  
.- Không sơn trong điều kiện mưa, gió mạnh, không khí có bụi bẩn.

2. Kiểm tra về an toàn lao động
-  Quần, áo, giày, mũ, kính,..
-  Hệ thống giáo.
-  Hệ thống ánh sáng ( để nhìn rõ bề mặt sơn, thông thường dùng ánh sáng đèn Neon để
kiểm tra là tốt nhất).

3. Kiểm tra chất lượng sơn
- Chọn đúng tên, chủng loại, màu sắc.
- Đọc kỹ đặc tính kỹ thuật của loại sơn.

4. Kiểm tra bề mặt trước khi sơn.
- Làm sạch bề mặt sơn.
- Chuẩn bị dụng cụ sơn.
- Kiểm tra độ ẩm: tường < 6%, gỗ 
- Sơn sau khi làm vệ sinh không quá 6 tiếng.

5. Kiểm tra pha trộn sơn.
- Chủng loại
- Về dung môi, tỉ lệ pha
- Trộn bằng máy
- Tỉ lệ giữa các thành phần

6. Tiến hành sơn
- Kiểm tra hoa văn, màu sắc
- Độ dùng màu sơn
- Sửa các lỗi chưa đạt yêu cầu
- Đảm bảo thời gian khô của sơn (phụ thuộc loại sơn)

7. Kiểm tra bề mặt hoàn thiện
- Kiểm tra màu hoa văn
- Kiểm tra độ dày màng sơn
- Sửa các lỗ

 cc1 

TIẾN HÀNH THI CÔNG SƠN

Bước 1: Vệ Sinh Và Chuẩn bị bề mặt

- Nếu là nhà mới:

·       Phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian bảo dưỡng (từ 7 ngày trở đi có thể tiến hành thi công sơn bả).

·       Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột bả hay sơn phủ. Bên cạnh đó, mài tường tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường.

·       Sau đó dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay rẻ sạch thấm nước.

·        Trước khi tiến hành công đoạn bả matít, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường bằng cách dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch.
 (Lưu ý: Chỉ cần lăn một nước mỏng, không nên lăn quá nhiều nước).

-        Nếu là nhà cũ :

·       Phải cạo sạch lớp sơn cũ, sau đó mới chà sạch bề mặt.

·       Công tác vệ sinh có bao gồm chuẩn bị hiện trường, che chắn đồ vật trong nhà, di chuyển cácđồ vật ra khỏi vị trí cần sơn.Rơi vãi trong thi công sơn là không thể tránh khỏi, cần có biện pháp che nền nhà tránh sơn bám vào nên, thường là rải bạt, rải cát lớp mỏng xuống nền.

·       Quá trình vệ sinh kèm theo quá trình kiểm tra lỗi của tường lần cuối.

Bước 2: Xử lý chống thấm, chống ẩm và các lỗi của tường triệt để.

·       Cần xử lý tất cả các lỗi trước khi sơn, một khi đã sơn xong mà chưa xử lý triệt để các lỗi, lớp sơn có thể nhanh chóng bị hỏng làm xấu ngôi nhà.

·       Xử lý chống ẩm bằng sơn lót chống kiểm chuyên dụng, sơn chống thẩm thấu.

·        Chống thấm : xác định nguyên nhân thấm và xử lý triệt để, đây là nguyên nhân dẫn đến
lỗi sơn nhanh nhất. Bước này có thể làm trước cả khi làm vệ sinh

Bước 3: Bả MaTit
3.1. Kiểm tra độ ẩm của bề mặt cần bả

·       Độ ẩm của bể mặt cần bả phải đạt từ: 25% đến 30%

·        Bề mặt cần bả quá khô có thể lăn nước sạch bằng rulo trước khi bả.
    Lưu ý: Không được bả khi bề mặt tường quá khô.

3.2. Trộn bột bả với nước :

·       Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm.Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

·       Đổ bột bả từ từ vào nước theo tỷ lệ của Nhà cung cấp quy định.

·       Dùng máy hoặc tay trộn đều.

·       Chờ từ 7 đến 10 phút để hoá chất phát huy hết tác dụng.
Khuyến cáo :

Không dùng nước nhiễm phèn,nhiễm mặn.
Chỉ trộn bột đủ làm trong 03h. Hết trộn tiếp,không trộn thừa.
Cần tránh không để cát,bụi rơi vào bột trét.
3.3 Trét bột bả :
Cách trộn bột bả tường:

·       Tỷ lệ trộn bột/nước = 3 hoặc 3,5 (theo khối lượng) tức là cần 14 - 16 lít nước sạch cho 1 bao bột bả 40kg.

·       Đổ từ từ bột vào nước để tránh vón cục.

·        Dùng máy trộn cầm tay hoặc cây khuấy trộn cho thật đều, thành hỗn hợp bột nhão đồng nhất.

·       Để hỗn hợp trong khoảng 7 - 10 phút cho các hóa chất trong bột phát huy tách dụng. Sau đó khuấy trộn lại một lần nữa rồi mới tiến hành thi công.

·       Dụng cụ thi công bao gồm: Dao bả, bàn bả.
Bả lớp thứ 1: 

·       Dùng bàn bả, bả lớp 1 lên tường sau đó để khô 2 giờ và dùng giấy nhám loại vừa làm phẳng bề mặt. Dùng dẻ sạch hay máy nén khí làm sạch các bụi bột để tiến hành bả (lưu ý thi công bả sau khi trộn với nước trong vòng 1-2h)

            Bả lớp thứ 2: 

(Cần làm sạch các hạt bụi bột để lớp bả sau bám tốt hơn)

·        Trộn đều bột với nước. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp phẳng bề mặt. (lưu ý: không dùng giấy nhám thô ráp làm xước bề mặt mịn màng của matít).

·        Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả.

·       Bả sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt tường đã bả.

·        Sau đó dùng dẻ sạch hay máy nén khí để làm sạch các hạt bụi phấn.

·       Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước sơn phủ.

Khuyến cáo :

Tổng độ dày 02 lớp bột trét không quá 3mm

 Xả nhám hoàn thiện bề mặt trét.

·       Sau khi trét tối thiểu 12h, dùng giấy ráp số từ 150 đến 180 xả nhám bề mặt đã trét bột để tạo mặt phẳng cho giai đoạn tiếp theo.

·       Dùng chổi,nước hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bám trên bề mặt đã xả nhám.
Lưu ý : Đây là một khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng tới độ bám dính của màng sơn sau này.

Bước 4: Sơn Lót

·       Kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

·       Sơn lót nội ngoại thất có thể pha thêm nước sạch, tỷ lệ phụ thuộc vào sơn do Nhà cung cấp quy định.

·       Số lớp sơn lót tuỳ thuộc vào khuyến nghị của Nhà cung cấp. Thường là 1 lớp.

·       Dùng chổi, con lăn hoặc súng phun sơn lên bề mặt đã xả nhám.
Khuyến cáo :

Bề mặt đã sơn lót không được để bám bụi hoặc bôi bẩn để tránh trường hợp tách lớp sau này.
Phía bên kia của tường cần ốp gạch nhưng chưa ốp tuyệt đối không được sơn.
 Bước 5: Sơn Phủ Màu

popup

Số lượng:

Tổng tiền: