Trần thạch cao hiện nay được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Do những điểm vượt trội hơn hẳn của trần thạch cao như: Trọng lượng nhẹ, bền chắc không hại môi trường,dễ uốn cong có thể trang trí mọi kiểu cách có thể được thi công nhanh hơn nhiều so với các loại vật liệu xây dựng khác rút ngắn thời gian hoàn thiện công trình nên hiệu quả kinh tế rất cao
Sau đây Công ty chúng tôi xin giới thiệu những bước cơ bản trong việc lắp đặt và hoàn thiện trần thạch cao để bạn có thể tự thi công hoặc giám sát thi công cho ngôi nhà của mình.
Hệ khung trần nổi: Trần nổi là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện
Bước 1: xác định cao độ trần:
Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivo hoặc tia laser. Đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột. Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới khung trần
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Tùy thuộc vào loại vách, sử dụng khoan hay búa đóng đinh thép để cố định thanh viền tường vào tường hoặc vách. Tùy theo loại vách sẽ cố định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm
Bước 3 – 4 : Phân chia trần
Để đảm bảo cân đối bề rộng của tấm trần và khung bao. Trần phải được chia thích hợp, khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là: 610x610mm, 600x600mm, 610x1220mm, 600x1200mm
Bước 5: Móc
Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm-1220mm. Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 600mm ( hoặc 610mm). Các điểm treo sẽ dùng khoan bê tông trực tiếp vào sàn BTCT bằng mũi khoan 8mm và được liên kết bằng pát và tắc kê nở
Bước 6: Móc và liên kết thanh chính ( thanh dọc) VT3600 hoặc VT3660
Được nối với nhau bằng cách gắn gỗ liên kết chéo trên 2 đầu thanh khoảng cách móc treo trên thanh chính theo khẩu độ 800-1200mm
Bước 7: Thanh phụ VT1200 hoặc VT1220
Được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính với đầu ngàm của thanh phụ khoảng cách 600mm ( hoặc 610mm)
Bước 8: Thanh phụ VT600 hoặc VT610
Được lắp vào các lỗ mộng trên thanh VT1200 ( hoặc VT1220) với đầu ngàm của thanh phụ đảm bảo kích thước thiết kế 600mm ( hoặc 610mm)
Bước 9: Điều chỉnh
Sau khi lắp đặt xong, cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng. Kiểm tra lại cao độ bằng phương pháp dăng dây chéo, máy lazer hay thước tại từng vùng cho phù hợp với thiết kế
Lắp các thanh chính và phụ lại với nhau
Bước 10: Lắp đặt tấm lên khung
Sử dụng tấm có kích thước 605x605mm cho hệ thống 610x610mm, 595x595mm cho hệ thống 600x600mm, 605x1210mm cho hệ thống 610x1220mm hoặc 595x1190mm cho hệ thống 600x1200mm. Các tấm trần sẽ được đặt trong hệ thống khung đã lắp đặt sao cho thật phẳng
Bước 11: Xử lý viền trần
Cách thức cắt: Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt, đối với tấm trần: Dùng cưa răng nhuyễn hoặc luwoix dao bén vạch trên bề mặt tấm trần, bẻ tấm ra theo hướng đã vạch, dùng dao rọc phần giấy còn lại
Bước 12: Vệ sinh sạch sẽ, nghiệm thu, bàn giao
Sau khi cân chỉnh kung theo đúng cao độ, vuông góc và đều nhau và thả tấm trần lên. Ta vệ sinh mặt tấm và khung sạch sẽ trước khi bàn giao
Thợ đang ghép các miếng trần lại với nhau